Nghi lễ cưới là phần không thể thiếu của việc tổ chức lễ cưới và tiệc cưới. Tuy vậy, điều này cũng tạo ra những hạn chế khiến các đám cưới mất đi bản sắc và tương tự nhau. Bliss sẽ giới thiệu cho các cặp đôi 6 nghi thức kết đôi thể giúp bạn tạo điểm khác biệt cho đám cưới mình.
Nghi lễ truyền thống trong lễ cưới Việt Nam. (Dịch vụ trang trí và tổ chức tiệc cưới bởi Bliss Weddings & Events)
Phần lớn trong hôn lễ của người Việt, chúng ta sẽ thấy những nghi thức tương tự và mang tính truyền thống: cắt bánh kem, rót rượu ra tháp ly, mời cha mẹ nâng ly… Nghi lễ cưới là phần không thể thiếu của một hôn lễ. Việc cùng cắt bánh kem, cùng rót rượu mang ý nghĩa quan trọng: đánh dấu việc 2 người cùng nhau chia sẻ công việc với tư cách vợ chồng, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau. Tuy nhiên, bạn có thể thay những hoạt động quen thuộc này bằng nhiều hình thức khác với ý nghĩa tương tự
1. Vợ chồng cùng đốt nến
Nghi thức này bắt nguồn từ nghi lễ hôn nhân trong Giáo hội. Cô dâu chú rể đón nhận cây nến đã bắt lửa từ tay Linh mục, sau đó 2 người cùng lúc đốt cháy thân nến to. Ý nghia của nghi lễ này là kể từ nay, hai người sẽ đồng chung gánh vác cuộc sống cùng nhau. Một ngon nến yếu đi sẽ có ngọn kia chia lửa để cả hai cùng cháy sáng.
2. Nghi lễ trồng cây
Nếu hôn lễ diễn ra ngoài sân hoặc trong vườn, cô dâu chú rể có thể cùng nhau vun gốc và trồng một thân cây nhỏ. Cây này sau đó có thể mang về trồng trong sân nhà, đánh dấu cột mốc ngày cưới quan trọng.
Nghi lễ trồng cây
3. Thắt dât thừng
Bắt nguồn từ thế kỷ thứ 19, các thủy thủ tạo ra các nút thắt chắc chắn và đẹp từ dây thừng để buộc thuyền vào neo hoặc cột. Hàm ý của tập tục này là vợ chồng giờ đây như thuyền đã có neo, và mối liên hệ vợ chồng luôn bền chặt. Tập tục này rất thường thấy tại hôn lễ phương Tây. Trước mặt người chứng hôn, hai vợ chồng cùng nhau kéo cho nút thắt dây thừng được chặt
Thắt dây thừng
4. Cột chặt tay nhau
Nghi lễ này bắt nguồn từ truyền thống hôn lễ vùng Celtic, người đọc lời chứng hôn sẽ dùng dây cột quanh vòng tay tay cô dâu và chú rể với ý nghĩa vòng tay của hai người từ nay sẽ luôn nắm chặt cho tới suốt quãng đường đời. Vật liệu cho dây cột có thể là ruy băng, dây , ren hoặc các vật liệu khác thích hợp.
Cột chặt tay nhau
5. Nhảy lên chổi quét nhà
Đôi tân nhân nắm tay nhau cùng nhảy lên cây chổi trước mặt quan khách là phong tục cưới thú vị của người Mỹ gốc Phi. Bắt nguồn của tập tục này từ thời chiếm hữu nô lệ, khi những người Phi tại Mỹ không được quyền kết hôn vì họ thuộc sở hữu của người chủ. Những cặp đôi người Phi đã lấy hình thức cùng nhau nhảy lên cây chổi trước cộng đồng của mình như phần nghi lễ cưới, khẳng định họ thuộc về nhau. Ngày nay, tập tục cả hai cùng nhảy lên chổi mang ý nghĩa: cuộc sống mới đã bắt đầu.
Nhảy lên chổi quét nhà
6. Cùng nhau đổ cát vào chai
Hoạt động này rất thích hợp với đám cưới tổ chức tại bãi biển. Cô dâu chú rể mỗi người cầm một bình cát nhuộm màu, từ từ đổ vào một lọ thủy tinh trước mặt người làm chứng, quan viên hai họ. Màu của cát từ tay cô dâu – chú rể sẽ hòa vào nhau mà không có cách nào tách ra được nữa. Đó là ý nghĩa mà này nghi thức muốn chuyển tải trong hôn lễ.
Cùng nhau đổ cát vào chai